Hướng dẫn cách chữa tắc tia sữa nhanh hiệu quả nhất

Tác giả: Đãm - đăng vào 08:49 ngày 22.04.2024

Khoảng 20% phụ nữ bị tắc tia sữa và viêm vú sau sinh gây nên tình trạng đau nhức, mệt mỏi và ảnh hưởng đến việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bài viết này Mom Shin muốn hướng dẫn một cách đầy đủ nhất về cách chữa tắc tia sữa nhanh hiệu quả nhất.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa hay còn được gọi là tắc tuyến sữa hay tắc ống dẫn sữa, đây là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực mà không được đẩy ra ngoài, điều này khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn cũng như gây đau đớn cho người mẹ. Tình trạng này thường xảy ra ở sản phụ sau sinh khoảng 6-8 tuần hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Nguyên nhân gây tắc tuyến sữa sau sinh 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tuyến sữa sau sinh ở mẹ đang cho con bú bằng sữa mẹ, trong đó thường gặp nhất là:

Có nhiều nguyên nhân gây ra tắc tia sữa

1. Vừa mới sinh con

Một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh khi sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng chưa thể chảy ra ngoài cho bé bú được do bé chưa ngậm đúng khớp sữa không thoát ra ngoài, bị ứ đọng khiến bầu ngực căng cứng và tắc tia sữa.

2. Dư thừa sữa mẹ

Phần lớn các trường hợp tắc ống dẫn sữa do sữa mẹ còn dư thừa trong bầu ngực do bé bú không hết hoặc mẹ đã không hút hết phần sữa còn lại sau khi bé đã bú no, dẫn đến việc sữa bị ứ đọng gây tắc nghẽn.

3. Ngực chịu áp lực

Mẹ mặc áo ngực quá chật, bó sát hoặc mang địu bé trước ngực khiến cho tia sữa bị tắc. Ngoài ra, mẹ nằm sấp khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng này.

4. Mẹ không cho bé bú thường xuyên

Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút hết sữa ra ngoài trong khoảng 5-24 giờ cũng có thể gây ra tình trạng tắc tuyến sữa.

5. Bé ngậm vú mẹ sai cách

Khi bé ngậm bắt vú mẹ không đúng cách sẽ không bú đủ lượng sữa, khiến sữa mẹ vẫn còn ứ đọng trong bầu ngực, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa. 

6. Mẹ ít hút sữa ra ngoài

Nếu mẹ ít hút sữa hoặc hút không hết lượng sữa ứ đọng trong bầu ngực có thể dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn sữa. Một số trường hợp như lực hút của máy hút sữa quá yếu, không thể hút hết sữa ra ngoài cũng dẫn đến tình trạng này.

7. Căng thẳng và stress

Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ, khi mẹ quá căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh oxytocin – một hormone có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa. Tình trạng này thường gặp ở những chị em lần đầu làm mẹ khi vẫn chưa thích nghi được với cuộc sống có thêm thành viên mới.

Biểu hiện của tắc tia sữa

Tình trạng tia sữa bị tắc có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào dù mẹ mới bắt đầu cho con bú hoặc đã cho bé bú được một thời gian. Vì thế, mẹ nên lưu ý những dấu hiệu dưới đây để nhận biết sớm tình trạng tắc tia sữa và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, bao gồm: 

- Không tiết ra sữa hoặc tiết sữa rất ít, kể cả khi mẹ chủ động vắt sữa.

- Ngực càng lúc càng căng cứng và to hơn, đi cùng với đó là cảm giác đau tức ngực.

- Sờ vào bầu ngực có cảm giác xuất hiện một hoặc nhiều cục cứng.

- Một số trường hợp còn gây sốt.

Thời điểm thường xảy ra tình trạng tắc tia sữa?

Sau khi sinh vài ngày mẹ cảm thấy vú nặng, cứng và nóng. Mặc dù dòng sữa tiết ra thành những tia sữa bên trong tuyến vú căng sữa cũng sẽ tạo một cảm giác như nổi cục. Hiện tượng căng sữa này thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 2 - 3 ngày.

Tuy nhiên, tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời thì mẹ có thể bị sốt, nhiễm trùng, trầm cảm sau sinh,...

Tắc tia sữa có gây nguy hiểm không?

Mặc dù tắc tia sữa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, tăng nguy cơ gặp các biến chứng như mất sữa hoàn toàn, viêm tuyến vú, áp xe vú lâu dần phát triển thành những dải xơ hóa ở vú.

Mất sữa: Khi mẹ có sữa nhưng không thể nào tiết ra cho bé bú mặc dù đã cố gắng vắt hoặc sử dụng máy hút sữa. Khi không có sữa mẹ trẻ bắt buộc phải uống sữa ngoài, dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và những kháng thể tự nhiên so với những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ chậm lớn, dễ mắc bệnh vặt hơn,…

Viêm tuyến vú: Ngực sưng to hơn và cảm thấy khó chịu, đau nhức, khi chạm tay vào sờ thấy nhiều cục cứng, sưng đỏ và đau, dù đã cố gắng vắt cũng không thấy chảy sữa ra ngoài.

Áp xe vú: Đây là trình trạng vú bị sưng đỏ đau, tụ mủ bên trong vú do các vi khuẩn gây ra, thường xảy ra ở những mẹ bị tắc tia sữa kéo dài nhưng không được điều trị hiệu quả.

Khi mẹ bị tắc tuyến sữa lâu ngày và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú. Và việc viêm tuyến vú nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng áp xe tuyến vú. Biến chứng áp xe vú có thể khiến hoại tử mô vú, nhiễm trùng nặng.

Ngoài ra, một vài trường hợp bị tắc tia sữa có mủ thực sự có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa còn gọi là tắc tuyến sữa hoặc tắc ống dẫn sữa, là tình trạng mà sữa mẹ bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa tại bầu ngực. Quá trình sản xuất sữa mẹ được diễn ra trong các nang sữa và sau đó sữa sẽ chảy qua các ống dẫn để đổ vào khoang chứa sữa nằm phía sau vùng vú. Sữa sẽ được đẩy ra bên ngoài thông qua hoạt động bú của trẻ.

Tuy nhiên, khi các ống dẫn sữa bị hẹp hoặc bị tắc, sữa sẽ không thể chảy ra ngoài và dần dần kết đông, vón cục. Đồng thời, sữa mới vẫn tiếp tục được sản xuất sẽ gây ra sự căng giãn các ống dẫn trước tắc, khiến tình trạng tắc tia sữa ngày một trầm trọng hơn.

Khi tắc, sữa sẽ rỉ ra có lẫn kèm mủ màu đục, nếu như núm vú không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị viêm tuyến vú hay thậm chí ung thư tuyến vú. Điều này gây ra sự khó khăn trong việc cho con bú và khiến cho người mẹ đau đớn.

Khi gặp tình trạng tắc tia sữa, tắc tia sữa có mủ, mẹ nên áp dụng một số cách như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh đầu ti, bầu vú, không để sữa còn thừa đọng lại, tránh vi khuẩn tiếp tục xâm nhập, đồng thời kiểm tra tình trạng mưng mủ để xử lý kịp thời.

  • Sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ nếu không thể dùng tay nặn hết phần sữa có mủ ra bên ngoài.

  • Chườm đá lên hai bầu ngực để làm giảm cảm giác căng cứng, khó chịu.

  • Không tắm bằng nước lạnh để hạn chế tình trạng ống dẫn sữa bị co lại.

  • Tuyệt đối không được nặn bầu vú hay cố ép sữa ra ngoài.

  • Giữ tinh thần thoải mái.

  • Uống nhiều nước.

Khi bị tắc tia sữa có mủ, mẹ tuyệt đối không được cho bé bú bởi vì mủ trong sữa mẹ tiết ra lúc này chứa nhiều chất độc, viêm nhiễm, có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa cũng như tiêu chảy ở trẻ. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của trẻ sau này. Trong thời gian mắc bệnh mẹ nên bổ sung sữa công thức thay cho sữa mẹ.

Cách xử lý khi bị tắc tia sữa

Điều trị tắc tia sữa chính là việc làm tan các cục sữa bị ứ đọng, vón cục để khơi thông tia sữa. Mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản dưới đây để có thể thông tia sữa tại nhà, gồm:

- Trước khi cho bé bú, mẹ hãy dùng khăn ấm để chườm ấm bầu ngực. Đồng thời, massage nhẹ nhàng bầu ngực từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong để giúp lưu thông sữa tốt hơn.

- Mẹ nên xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn nhằm kích thích và khơi thông tia sữa.

- Cho bé bú bên ngực bị tắc trước, sau đó chuyển sang bên ngực còn lại.

- Sau khi bé bú xong, mẹ nên hút hết phần sữa còn lại ra ngoài bằng tay hoặc máy hút sữa chuyên dụng để đảm bảo không còn sữa dư trong bầu ngực gây ứ đọng.

- Mẹ nên sử dụng áo ngực thoải mái hoặc hạn chế mặc áo ngực để bầu ngực được thông thoáng hơn, đây cũng là cách giúp sữa được lưu thông dễ dàng hơn.

“Tuy nhiên, với những trường hợp tắc tia sữa lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú hoặc áp xe vú, mẹ nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp”. 

Một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa đơn giản được nhiều mẹ áp dụng và đã thành công, bạn có thể tham khảo nhé.

Đắp lá bắp cải lên ngực

Sử dụng lá bắp cải ướp lạnh đắp lên ngực là một trong những mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng.

Đắp lá bắp cải lên ngực để chữa tắc tia sữa

Cách thực hiện:

Lá bắp cải tách ra rửa sạch sau đó cắt thành hình khuôn ngực, đục một lỗ hở đầu vú và để cho ráo nước.

Lấy lá bắp cải vừa chuẩn bị xong cho vào tủ lạnh để ướp. Ướp lạnh khoảng từ 20 - 30 phút.

Khi lá bắp cải đã đủ lạnh, bạn lấy lá bắp cải đắp lên bầu ngực và đắp trong 20 phút.

Sau đó, bạn sử dụng một chiếc khăn mềm, sạch lau nhẹ nhàng xung quanh bầu ngực.

Với mẹo chữa tắc tia sữa này, mẹ nên áp dụng 3 lần/ngày và kiên trì thực hiện trong vòng 2 - 3 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt nhé.

Chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Bên cạnh mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải thì chữa tắc tia sữa bằng lá mít cũng là một trong những mẹo dân gian được nhiều mẹ bỉm áp dụng.

Dùng lá mít để chữa tắc tia sữa

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: Lá mít bánh tẻ. Nếu là con trai thì chọn 7 lá, nếu là con gái chuẩn bị 9 lá.

Lá mít đã chuẩn bị mang đi rửa sạch và để ráo nước sau đó hơ lá trên lửa nóng.

Sau khi lá mít đã nóng, mẹ áp lên ngực sau đó dùng tay day nhẹ ngực để thông sữa. Day liên tục đến khi lá mít nguội thì dừng lại.

Lặp lại các thao tác như trên khoảng 3 - 4 lần/ngày.

Uống nước lá đinh lăng

Một trong những mẹo dân gian chữa tắc tia sữa mẹ có thể cân nhắc đó là uống nước lá đinh lăng. Với mẹo này, bạn có thể dùng lá đinh lăng xay lấy nước uống hoặc nấu canh ăn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 150 - 200 gam lá đinh lăng tươi, rửa sạch và để ráo nước.

  • Cho lá đinh lăng đã sơ chế vào trong nồi nấu cùng với 200ml nước. Đun cho đến khi sôi thì mở nắp ra và đảo qua một lần.

  • Đảo lá đinh lăng 3 - 4 lần trong vòng 7 - 10 phút để lá ra hết chất và tắt bếp.

  • Đợi nguội thì tiến hành chắt lấy nước đầu tiên để uống.

  • Tiếp theo, bạn có thể cho thêm khoảng 200ml nước nữa và tiếp tục đun sôi, chắt lấy nước thứ 2 để uống

Hãy uống liên tục trong khoảng 2 - 3 ngày để thấy được hiệu quả của phương pháp này bạn nhé. Một lưu ý nhỏ khi áp dụng mẹo này là bạn nên uống xen kẽ giữa nước lá đinh lăng và nước lọc, tuyệt đối không được thay thế hoàn toàn nước lọc bằng nước lá đinh lăng.

Đắp và uống lá bồ công anh

Việc kết hợp đắp và uống lá bồ công anh cũng là mẹo dân gian để chữa tắc tia sữa rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo này, bạn nên cân nhắc thật kỹ để uống nước lá bồ công anh cho hợp lý. Trong trường hợp tắc tia sữa nặng thì nên uống nhiều và ngược lại nếu bạn chỉ bị tắc tia sữa nhẹ thì chỉ cần uống ít.

Cách thực hiện:

Lá bồ công anh nhặt sạch mang đi rửa và ngâm cùng nước muối.

Vớt lá bồ công anh đã ngâm ra và để cho ráo nước.

Lấy lá bồ công anh đã chuẩn bị cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt để uống và phần bã dùng để đắp lên ngực.

Làm sao để phòng ngừa tắc tia sữa?

Để phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

Massage vú

Sau sinh, mẹ nên thường xuyên massage hai bầu vú để kích thích vú tiết sữa. Mẹ massage nhẹ nhàng, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và đồng thời xoa nhẹ phần đầu vú. Trong trường hợp hai bầu vú bị căng tức, mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm để massage bầu vú. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.

Vệ sinh đầu vú

Vệ sinh đầu vú cũng là một vấn đề rất quan trọng, đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng viêm vú và áp xe vú. Mẹ nên vệ sinh bầu vú cũng như phần đầu ti trước và sau khi cho con bú. Khi vệ sinh, mẹ nên sử dụng gạc vô khuẩn và nước muối sinh lý thay vì dùng khăn sữa để lau. Mẹ hãy vệ sinh vú từ trong ra ngoài và đảm bảo lau sạch các kẽ đầu vú. Khi bé bú xong, mẹ hãy lau khô và vệ sinh sạch đầu vú một lần nữa.

Cho trẻ bú thường xuyên kết hợp với việc hút sữa

Sau khi sinh, mẹ cần cho bé bú theo đúng nhu cầu trong vòng 1 tháng sau đó mẹ có thể cho bé bú theo cữ khoảng 2 - 3 giờ/lần. Mẹ cần giữ đều khoảng cách cho con bú cũng như hút sữa thường xuyên để đảm bảo sữa không bị tồn dư trong bầu vú. Nếu mẹ để khoảng cách giữa các cữ bú quá xa sẽ rất dễ gây tắc tia sữa.

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ cần uống nhiều nước, đồng thời bổ sung thêm những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.

Nghỉ ngơi

Dù phải bận rộn chăm con cả ngày nhưng mẹ cần phải dành thời gian để có thể nghỉ ngơi. Khi bé ngủ, mẹ hãy cố gắng chợp mắt một tí.

Bị tắc tia sữa có nên cho bé bú không?

Câu trả lời là có và bạn nên làm vì đây chính là cách để thông ống dẫn sữa. Các ống dẫn bị tắc có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, tắc ống dẫn sữa có xu hướng dễ điều trị và có thể được quản lý tại nhà. Điều quan trọng là bạn nên thực hiện điều trị sớm. Nếu không điều trị, ống dẫn sữa bị tắc có thể bị nhiễm trùng vú hoặc nặng hơn, vì vậy bạn nên thực hiện các bước sau đây để sữa chảy trở lại:

Tiếp tục cho con bú: Việc cho con bú không chỉ giúp an toàn với ống dẫn sữa bị tắc, mà còn là cách để loại bỏ tắc nghẽn. Cho con bú trực tiếp bằng vú bị tắc trước (mặc dù nếu quá đau, bạn có thể bắt đầu với vú bên cạnh) và đảm bảo trẻ bú hết bầu sữa ở mỗi lần bú.

Cho trẻ bú thường xuyên để thông tắc tia sữa

Tìm đúng vị trí: Thử các tư thế sử dụng trọng lực để giúp hút được nhiều sữa hơn từ vú. Hoặc cố gắng tập cho trẻ ngậm vú sao cho cằm và mũi của bé hướng về phía chỗ bị tắc, vì khi đó lực hút của bé nhắm trực tiếp vào ống dẫn sữa bị ảnh hưởng và cằm của trẻ có thể giúp xoa dịu khu vực này.

Thay đổi tư thế cho con bú để tất cả các ống dẫn sữa đều được kích thích như nhau.

Hút sữa khi cần: Nếu con bạn vẫn chưa bú hết sữa mẹ, bạn hãy sử dụng máy hút sữa để hút hết sữa cho đến khi sữa chảy ra từng giọt chậm thay vì dòng sữa đều đặn. Quá trình này thường chỉ mất vài phút.

Đôi khi, các ống dẫn bị tắc sẽ trở nên trầm trọng hơn do áp lực từ bên ngoài (ví dụ: từ áo hoặc áo ngực quá chật). Vì vậy, bạn nên mặc áo ngực vừa khít nhưng không bị chặt và cân nhắc việc dùng áo ngực không có gọng trong thời điểm này.

Chườm ấm: Đặt khăn ấm (nhúng khăn vào nước ấm) và chườm lên bên ngực bị đau trước mỗi lần cho con bú để giúp sữa chảy ra. Hoặc bạn cũng có thể đứng dưới vòi sen nước ấm, để nước dội vào ngực.

Một trong những phương pháp điều trị tắc tia sữa hiệu quả nhất là mát-xa vú, đặc biệt là trong khi bạn đang cho con bú hoặc hút sữa. Để mát-xa, bạn hãy bắt đầu từ bên ngoài bầu ngực và dùng ngón tay để tạo áp lực khi bạn di chuyển về phía núm vú. Biện pháp này cũng có thể hữu ích để mát-xa khi bạn tắm.

Nếu bạn bị viêm vú, khả năng cao bạn sẽ cần kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Thuốc có thể được sử dụng trong thời gian 10 ngày. Bạn cần đảm bảo uống tất cả các loại thuốc theo sự chỉ dẫn để đề phòng viêm vú tái phát. Kiểm tra với bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục tái diễn sau khi bạn đã kết thúc đợt điều trị. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và viêm mô vú. Bác sĩ có thể kê những loại thuốc như Tylenol (acetaminophen) hoặc Advil / Motrin (ibuprofen).

Một số lưu ý khi tự chữa tắc tia sữa tại nhà

Không nhờ người lớn hỗ trợ mút khi bầu ngực căng sữa: Mặc dù đây là cách để chữa tắc tia dân gian nhưng trên thực tế việc để người lớn bú mút ngực giúp mẹ là điều không nên. Miệng người lớn chứa nhiều vi khuẩn, chúng sẽ dễ tấn công vào hệ thống ống dẫn sữa, nếu mẹ bị tình trạng nứt cổ gà, nứt núm vú thì sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. 

Tránh lạm dụng chườm nóng: Chườm nóng quá nhiều, trên 5 lần/ngày hoặc sử dụng nước quá nóng sẽ làm cho các ống dẫn sữa bị dãn ra. Trong trường hợp mẹ bị viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú nếu chườm nóng có thể sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn.

Tránh lạm dụng hút sữa nhiều lần: Hút sữa quá nhiều lần trên 12 lần/ngày khiến các ống sữa bị giãn ra, ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tuyến sữa và dẫn đến tắc tia sữa.

Không xoa nắn đầu vú quá mức: Mẹ day đầu vú quá mạnh, quá nhiều ở vùng bị tắc, tránh nặn sữa một cách thô bạo vì các mô mỡ bị phù nề và mạch máu dưới da có thể  sẽ bị tổn thương, lâu dần sẽ gây ra tình trạng viêm tuyến vú.

Nên uống nhiều nước và ăn uống đủ chất: Uống nhiều nước giúp sữa tiết ra nhiều, tạo áp lực để đẩy sữa bị tắc ra ngoài. Đặc biệt khi mẹ bị sốt thì càng nên uống nước nhiều hơn để cơ thể không bị mất nước và việc điều trị tắc tia sữa cũng sẽ dễ dàng hơn.

Hy vọng Mom Shin đã cung cấp tất cả thông tin về tắc tia sữa là gì và chia sẻ một số mẹo để mẹ có thể tự chữa tắc tia sữa tại nhà.

Bài viết liên quan
Combo hạ thổ dưỡng da, mờ vết thâm và ngăn ngừa rạn da cho mẹ sau sinh

Combo hạ thổ dưỡng da, mờ vết thâm và ngăn ngừa rạn da cho mẹ sau sinh

06 Thg 12 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Chào các mẹ bỉm,Sau sinh, cơ thể chúng ta trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt là làn da. Việc chăm sóc da trong giai đoạn ở cữ không chỉ giúp phục hồi mà còn mang lại sự tự tin cho mẹ. Hôm nay, Mẹ Shin muốn chia sẻ về Combo Cốt Gừng Nghệ Gấc...

Giải pháp chăm sóc sức khỏe và thư giãn hiệu quả

Giải pháp chăm sóc sức khỏe và thư giãn hiệu quả

06 Thg 12 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Là một mẹ bỉm, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về phương pháp ngâm chân bằng thảo dược. Đây không chỉ là liệu pháp truyền thống giúp phục hồi sức khỏe mà còn mang lại cảm giác thư giãn tuyệt vời. Trong hành trình chăm sóc bản thân, muối ngâm chân thảo dược trở...

Cây muối thảo dược – Chăm sóc mắt, mũi và da mặt cho mẹ sau sinh

Cây muối thảo dược – Chăm sóc mắt, mũi và da mặt cho mẹ sau sinh

06 Thg 12 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Chào các mẹ! Sau sinh, chăm sóc sức khỏe và làn da không chỉ là cách để hồi phục mà còn giúp các mẹ thư giãn, tự tin hơn. Hôm nay, mình muốn chia sẻ về Cây Muối Thảo Dược – một "trợ thủ đắc lực" cho mẹ bỉm trong tháng cữ.🌿 Lợi ích tuyệt...

Khăn y tế cốt gừng nghệ gấc hạ thổ – Chăm sóc mẹ ở cữ toàn diện

Khăn y tế cốt gừng nghệ gấc hạ thổ – Chăm sóc mẹ ở cữ toàn diện

06 Thg 12 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

❤️ Chào các mẹ, Mẹ Shin rất vui được chia sẻ đến các mẹ một sản phẩm mà mình đã ấp ủ rất lâu với mong muốn mang lại sự tiện lợi và hiệu quả trong việc chăm sóc body sau sinh. Sản phẩm này chắc chắn sẽ là "trợ thủ đắc lực" giúp mẹ...

logo-lastmenu

© 2024 - 2024 CÔNG TY TNHH DƯỢC LIỆU MOM SHIN VIỆT NAM

Hổ trợ 24/7

Gọi ngay cho mẹ Shin theo số 0707.988.868 để được tư vấn miễn phí!

  • Mom Shin - Facebook
  • Mom Shin - Youtube
Social Zalo Zalo Social Tiktok Tiktok Social Youtube Youtube Social Facebook Facebook

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh

Mua thêm 1,000,000₫ để được miễn phí giao hàng trên toàn quốc.
Mom Shin - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán