Hành trình mang bầu và làm mẹ của các mom thế nào? Từ lúc cấn bầu cho đến khi nỗ lực vượt cạn thành công là quãng thời gian hẳn mẹ đã phải rất vất vả và chịu nhiều đau đớn. Hãy để Vũ Phương Thảo Mom Shin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong cách chăm sóc mẹ bầu và mẹ sau sinh đúng cách mà các mom có thể áp dụng ngay.
Cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu suốt thai kỳ để mẹ tròn con vuông
Cảm giác làm mẹ luôn mang đến sự vỡ òa hạnh phúc cho phần lớn chị em phụ nữ. Nhưng để con khỏe mạnh, các mẹ cần phải biết chăm sóc sức khỏe chính mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai. Dù đã trải qua một lần sinh nở nhưng với mom Shin đó là cả hành trình với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Bằng tất cả kinh nghiệm cá nhân, Vũ Phương Thảo – Mom Shin muốn chia sẻ một số kinh nghiệm mang thai lần đầu cho các mẹ bầu để có một thai kỳ khoẻ mạnh và một em bé kiện toàn.
Cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu suốt thai kỳ để mẹ tròn con vuông
Chú ý đến các mốc khám thai quan trọng
Khám thai định kỳ là vấn đề đầu tiên mà mình muốn các mẹ cần chú ý. Nếu như trong tam cá nguyệt thứ nhất là khoảng thời gian cơ thể người mẹ trải qua rất nhiều sự thay đổi cùng với đó là hàng loạt những cung bậc cảm xúc khác nhau từ hạnh phúc vỡ òa cho đến những nỗi lo lắng, trăn trở về sức khỏe cho bé cưng. Ở tam cá nguyệt thứ hai có vẻ thoải mái và dễ chịu hơn khi những cảm giác buồn nôn, ốm nghén bắt đầu lắng xuống và bé yêu cũng phát triển ổn định hơn. Cuối cùng, ở tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn vô cùng đặc biệt khi cơ thể bé đã phát triển và hoàn thiện tương đối. Đây cũng là quãng thời gian tốt nhất để các mom thai giáo kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bé phát triển thông minh hơn.
Chú ý đến các mốc khám thai quan trọng
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ ( tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày ): Các mom nên đi khám sau khi trễ kinh từ 2-3 tuần để xác định tình trạng mang thai, tính ngày dự sinh. Cho tới khi thai được 11-13 tuần, mom bắt buộc phải thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, vào tuần thứ 12 là mốc khám thai quan trọng để khám sàng lọc dị tật thai nhi.
– Trong 3 tháng giữa của thai kỳ (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): Mỗi tháng các mom nên đi khám ít nhất 1 lần. Đừng quên mốc khám tuần thai thứ 22 để làm xét nghiệm và sàng lọc dị tật thai nhi. Trong quá trình mang thai, nếu xảy ra bất kỳ hiện tượng bất thường như đau bụng, ra máu tốt nhất nên đi khám bác sĩ ngay nhé.
– Trong 3 tháng cuối thai kỳ (tính từ tuần 28 đến tuần 40): Ở giai đoạn này, các mom nên đi khám theo mốc từ tuần 29-32 ( 1 lần ), từ tuần 32-35 ( 2 tuần 1 lần ), từ tuần 36 – 41 ( 1 tuần 1 lần). Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ ước lượng cân nặng thai nhi, khung chậu, xác định ngôi thai để tiên lượng mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ. Trong trường hợp nếu mẹ bầu bị rỉ ối, xuất huyết, đau bụng thì cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ
Dù mới cấn bầu hay đang mang thai thì ở giai đoạn nào thì mẹ bầu cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ chất để mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện. Điều này cũng ảnh hưởng quyết định tới quá trình vượt cạn rất nhiều đấy. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng: Mẹ bầu nên ăn nhiều protein, hoa quả, rau xanh và hạn chế ăn đường để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kỳ. Với Vũ Phương Thảo – Mom Shin, hành trình mang bé Shin trộm vía bé phát triển ổn định và khoẻ mạnh nhờ cân đối chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Dù không quá kiêng cử kỹ, Mom Shin bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm:
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: cà chua, cà rốt, bí ngô, đu đủ, khoai lang, …
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B: thịt nạc, hạt ngũ cốc,…
– Nhóm thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ nạc, thịt gia cầm, trứng gà, các loại rau xanh, quả chuối, quả nho,bí đao, bông cải xanh, ngũ cốc,…
– Nhóm thực phẩm giàu kẽm: thịt đỏ, thịt gia cầm, bánh mì, trứng gà, các loại hạt đậu, các thực phẩm từ sữa, …
– Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: sữa và các thực phẩm từ sữa, ngũ cốc, tôm, quả kiwi, chuối, cua….
– Nhóm thực phẩm giàu đạm: quả bơ, đậu nành, bông cải xanh,…
– Bổ sung đa dạng các loại trái cây: Chuối, dâu tây, cam, bưởi, đu đủ chín, nho, táo, …
– Bổ sung DHA: cá biển, ngũ cốc, cá hồi, lòng đỏ trứng, …
Bên cạnh đó, các mom cũng cần bổ sung đầy đủ các loại thuốc bổ như vitamin tổng hợp, canxi, sắt, DHA theo hướng dẫn bác sĩ. Ngoài ra, các mom có thể uống thêm sữa tươi không đường để thai nhi tăng cân nhanh và đều.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ
Ngoài ra, một lưu ý nữa mà Vũ Thương Thảo – Mom Shin muốn nhắc đến các mẹ bầu là vẫn nên kiêng những nhóm thực phẩm sau:Đồ tái sống, Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, các loại cá biển như: cá kiếm, cá thu, cá ngừ, …; Thức ăn cay nóng và dễ gây táo bón…; Thực phẩm chế biến sẵn; Bia rượu, thức uống có cồn; Các loại nước có ga; Thức ăn có nhiều dầu mỡ và hạn chế ăn các loại trái cây có tính hàn như: dứa, nhãn hay vải,…
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ: Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu là kiêng ăn những thực phẩm dễ gây sảy thai như dứa, đu đủ xanh, mướp đắng, rau ngót, rau sam, …Chú ý bổ sung axit folic và sắt. Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu thường buồn nôn, sợ mùi, chán ăn nên chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày. Có thể sử dụng các thực phẩm như cam, gừng, táo, bánh quy,… để hạn chế tình trạng ốm nghén.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ: Ở giai đoạn này, cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa để đảm bảo mẹ và bé phát triển khỏe mạnh. Lúc này, cảm giác ốm nghén giảm dần và biến mất, mẹ bầu cần được cung cấp lượng và chất dinh dưỡng cao hơn thời kỳ đầu mang thai. Đặc biệt, mẹ bầu cần uống ít nhất 2 lít nước/ngày để cân bằng lượng ối trong cơ thể, tạo môi trường tương đồng với sự phát triển của con.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là giai đoạn thai nhi dần hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý hơn cả. Các mom nên có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, không ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị để tránh mẹ tăng cân và mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, trầm cảm, tim,..
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước. Ngoài ra, mẹ bầu cần uống thêm nước mía, nước dừa, nước cam, ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày để đảm bảo môi trường tốt cho thai nhi phát triển.
Vệ sinh thân thể cho mẹ bầu trong thai kỳ
Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đảm bảo sự thoải mái và hạn chế các bệnh viêm nhiễm. Các mom nên tắm bằng nước ấm, hạn chế tắm nước lạnh, nếu thời tiết lạnh có thể nhỏ vài giọt dầu tràm vào bồn tắm để giữ ấm cơ thể.
Các mom cũng cần duy trì thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng các loại dung dịch vệ sinh an toàn, lành tính. Dù mang bầu hay sau sinh, mẹ mom Shin vẫn duy trì sử dụng dung dịch vệ sinh handmade không chỉ giúp vùng kín thơm tho, sạch sẽ và khoẻ mạnh mà còn khử mùi hôi, dưỡng da, chống khô rát, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa giúp các nàng luôn vui vẻ, yêu đời trong sinh hoạt thường ngày.
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc khoa học
Suốt hành trình mang bé Shin trộm vía thai kỳ của Vũ Phương Thảo rất khoẻ, ít mệt mỏi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân các mom vẫn cần có kế hoạch sinh hoạt, làm việc khoa học, đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu nên lưu ý:
- Bà bầu tránh làm việc quá sức hay mang vác nặng.
- Không ở trong môi trường khói thuốc lá và các chất gây hại
- Hạn chế quan hệ tình dục ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu quan hệ tình dục thì nên có tư thế nhẹ nhàng phù hợp.
- Mẹ bầu nên tập cho mình thói quen ngủ nghiêng sang trái hoặc phải, giúp máu và chất dinh dưỡng lưu thông đến em bé, đồng thời giúp mẹ bầu giải độc.
- Có một chế độ tập luyện thể dục phù hợp như tập yoga, đi bộ,… giúp tinh thần thoải mái, cải thiện tình trạng táo bón, ngủ ngon hơn, tăng sức đề kháng.
- Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya. Trong tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để sinh con khỏe mạnh.
Đặc biệt ở trong 3 tháng cuối thai kỳ nếu đủ điều kiện, các mom có thể tham gia khóa học tiền sản để học hỏi các kỹ năng như: cách rặn đẻ và chuyển dạ, phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học. Các mom nên đi khám thai thường xuyên hơn và cần lựa chọn trước bệnh viện sinh tốt nhất để chuẩn bị các thủ tục cần thiết chào đón bé yêu ra đời.
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc khoa học
Cách chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách mau phục hồi nhất
Sau quãng thời gian mang bầu và nỗ lực vượt cạn thành công, các mom đã phải chịu nhiều vất vả. Bây giờ là lúc hạnh phúc nhất khi chào đón bé con đến với thế giới mới. Mom Shin có một vài kinh nghiệm giúp các mẹ sau sinh mau phục hồi đúng cách nhanh chóng.
Vệ sinh thân thể sau sinh
Dù sinh thường hay sinh mổ, các mẹ thường có cảm giác đau ở vị trí vết thương. Vết rạch thường sẽ hồi phục sau khoảng 7 ngày sau đó từ từ lành lại. Lúc này, mẹ có thể thể ngâm trong bồn nước ấm khoảng 10 phút để giảm cơn đau. Lưu ý luôn giữ âm đạo khô thoáng để tránh trường hợp bị nhiễm trùng.
Các mẹ cũng nên theo dõi sản dịch thường xuyên. Bình thường sản dịch có màu đỏ, mùi tanh kéo dài trong 7 ngày, sau đó ít dần và chuyển sang màu hồng đến 4 tuần thì hết hẳn. Có thể, sau 4 tuần kinh nguyệt quay trở lại, mẹ cần có biện pháp tránh thai an toàn vì rất dễ có thai sớm sau sinh.
Đặc biệt với mom Shin, dù áp dụng phương pháp ở cử truyền thống với các cách vô cùng đơn giản, tiết kiệm, như: xông toàn thân, chườm muối thảo dược, thoa rượu gừng – nghệ hạ thổ, chăm sóc tóc và răng miệng bằng nguyên liệu thiên nhiên,…. Những việc tưởng chừng như bình thường nhưng mang đến kết quả bất ngờ.
Chăm sóc mẹ sau sinh về việc uống thuốc
Sau khi sinh, mẹ sẽ được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau để bớt đau vùng khâu tầng sinh môn. Ngoài ra còn có thuốc canxi và sắt để tái tạo hồng cầu, giảm bớt lượng máu đã mất đi trong sản dịch. Đặc biệt, việc bổ sung thêm một số loại vitamin cần thiết sau sinh để nhanh phục hồi sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, giảm stress.
Cân đối chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh
Trong giai đoạn chăm sóc mẹ ở cữ, mẹ cần ăn nhiều đạm động vật như trứng, thịt, cá, sữa, hoa quả, rau xanh, đậu phụ, bơ, khoai lang, … để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn chín, uống chín, tránh ăn những thực phẩm sống hay lạnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và ra nhiều sữa cho con bú, không nên kiêng khem quá mức.
Chú ý chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Sau thời gian mang thai và vượt cạn, mẹ đã mất nhiều sức lực nên cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe. Do đó, mẹ cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của người thân trong gia đình, nhất là người bố.
Theo kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ, mẹ nên ngủ đủ giấc trung bình từ 7 – 8 tiếng một ngày. Càng nghỉ ngơi nhiều, mẹ càng nhanh chóng lấy lại sức khỏe và sản xuất sữa tốt hơn, tránh các bệnh trầm cảm sau sinh. Đặc biệt, để phòng tránh sa tử cung sau sinh, các mẹ không nên làm việc nặng, tránh ngồi quá lâu, dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn để giảm tỷ lệ đau lưng, tâm lý thoải mái, giảm táo bón, bí tiểu. Nên tránh ở trong phòng nhiệt độ quá cao hoặc ở những nơi có gió lạnh. Chọn môi trường thông thoáng, không mùi hôi, không tiếng ồn hay khói bụi. Tuyệt đối không nằm than vì khí CO2 có thể gây ngạt cho mẹ và bé.
Sau sinh cũng là lúc mẹ cần phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc bản thân để cơ thể mau chóng phục hồi. Ngoài việc đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn uống và vận động hợp lý thì mẹ cũng nên sử dụng một số sản phẩm chăm sóc sau sinh an toàn và hiệu quả để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ.
Các chị em phụ nữ nếu chưa có kinh nghiệm về ở cữ phương pháp truyền thống, hãy nhấn theo dõi mom Shin – Vũ Phương Thảo trên các trang mạng xã hội. Không chỉ cung cấp những sản phẩm chăm sóc mẹ bầu và mẹ sau sinh, mình cũng chia sẻ rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp bổ ích giúp cho việc ở cữ truyền thống của chị em gọn gàng, tiết kiệm, hiệu quả và cực kỳ phù hợp với xu hướng ngày nay.
Nếu các mom cần được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chần chừ gì nữa mà không nhấc máy gọi ngay đến hotline để mom Shin – Vũ Phương Thảo có cơ hội đồng hành của các mẹ để có một hành trình vượt cạn suôn sẻ và thoải mái nhất.