Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Tác giả: Đãm - đăng vào 09:18 ngày 22.06.2024

Bạn sắp sinh con hay vừa mới sinh con đầu lòng và đang lo lắng mình chưa có đủ kiến thức để chăm sóc bé cưng tốt nhất? Đừng quá lo lắng, bởi vì đây không phải là vấn đề riêng bạn gặp phải mà có rất  nhiều bậc cha mẹ cũng đang lo lắng như bạn. Hiểu được điều này, Mom Shin đã tổng hợp cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh để bạn tham khảo.

Bế trẻ sơ sinh thế nào cho đúng?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng đầu tiên bạn cần phải biết đó chính là cách bế bé. Khi bế bé yêu lần đầu tiên, bạn sẽ có chút lúng túng không biết phải bế bé thế nào cho đúng. Đừng quá lo lắng, chỉ sau vài ngày chăm bé, bạn sẽ biết cách bế bé và nhận ra được bé sẽ thích bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng, có bé thích được vác lên vai, song có bé lại thích được ẵm ngửa,…

Dù bé khóc đòi bế hay đơn giản là bé đang thức bạn muốn bế bé lên để nựng nịu thì trước khi làm điều đó, hãy cho bé biết, bạn sẽ bế bé lên để con không bị giật mình, khóc hoảng. Hãy nhìn bé và âu yếm trò chuyện nhẹ nhàng, luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé và nhấc bé lên một cách nhẹ nhàng.

Cho trẻ bú, ngủ thế nào là đúng?

Cách cho trẻ sơ sinh bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì dễ tiêu hóa, chứa nhiều kháng thể giúp bé có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Sau khi sinh, mẹ hãy cho bé sớm nhất ngay khi có thể và cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì việc này càng lâu càng tốt.

Sau khi sinh, mẹ hãy cho bé bú càng sớm càng tốt

Dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ, bạn cần cho bé bú thường xuyên để con có thể nhận được lượng sữa cần thiết. Bé sẽ bú 1 – 2 giờ/lần trong một vài tuần đầu mới sinh, mỗi cữ bú sẽ kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào lượng sữa mẹ và nhu cầu bú của bé. Khi đói, bé sẽ có các dấu hiệu như khóc, ngọ nguậy, tém miệng liên tục…

Nếu đến cữ bú mà bé vẫn đang ngủ, bạn không nên đánh thức con. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16 – 18 giờ/ngày, mỗi giấc sẽ kéo dài từ 1 – 3 giờ nên bạn có thể cho bé bú bù sau khi con tỉnh giấc. Nhưng nếu con đã ngủ quá 4 giờ, bạn nên đánh thức bé dậy và cho bé bú. Khi cho bé bú, bạn hãy trò chuyện, nựng nịu bé, đừng để bé ngủ khi mới bú mẹ được một chút.

Cách vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú

Dù bạn cho bé bé mẹ hay uống sữa công thức, sau khi bé bú no hãy cho bé ợ hơi để tránh tình trạng bị ọc sữa.

Để cho bé ợ hơi, bạn có thể bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó khoảng 10 – 15 phút, bạn hãy giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế tình trạng bị ọc sữa sau khi bú no và giảm bị ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh vẫn chưa được hoàn thiện.

Cách cho bé ngủ

Phòng ngủ của bé nên sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để bé dễ đi vào giấc ngủ. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, nhiệt độ phòng thích hợp khoảng 28ºC. Nếu sử dụng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến cho bé bị cảm lạnh dù đã được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ. Nhưng bạn cũng không nên để cho con ngủ trong phòng có nhiệt độ cao vì khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu và bé ngủ không ngon giấc.

Việc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ có thể ngủ ngon khi được bú no, cơ thể sạch sẽ, phòng ngủ yên tĩnh và thoáng mát. 

Bạn nên tránh cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp vì tư thế này trẻ dễ có nguy cơ đột tử. Thêm một lưu ý quan trọng là bạn không nên để gối, thú nhồi bông… xung quanh trẻ. Những thứ này khiến trẻ bị ngạt thở nếu không may chúng đè lên mũi trẻ.

Cách vệ sinh, tắm rửa cho trẻ 

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Bạn có thể cho bé dùng tã vải, tã giấy hoặc dùng xen kẽ hai loại tã để tiết kiệm. Khi chọn tã giấy cho con, bạn nên lựa chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa. Nếu chọn tã vải cho con, bạn hãy chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt.

Nên thay tã cho bé ngay sau khi bé vừa tè đầy hay ị. Khi thay tã, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Trước khi mặc tã mới cho con, bạn hãy thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da cho trẻ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Trước khi tắm cho bé, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thứ sau:

- Hai chậu tắm, nước ấm, khăn xô nhỏ, khăn tắm sạch, sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh, áo, tã sạch, cồn 70 độ và nước muối sinh lý 0,9%.

- Chọn nơi kín gió, nếu thời tiết lạnh cần chuẩn bị thêm đèn sưởi. Thời gian tắm lý tưởng cho trẻ là gần trưa hoặc vào giữa buổi chiều.

Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh, cởi áo và tã rồi tiến hành massage nhẹ nhàng cho bé. Nước tắm cho bé có nhiệt độ khoảng 36 – 38°C là thích hợp. Nếu không có nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm, bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử. 

Thao tác tắm cho trẻ sơ sinh phải nhanh thời gian tắm chỉ nên trong khoảng 4-5 phút, có thể tắm thả hoặc tắm từng phần cho trẻ:

- Nếu tắm thả: Cần có chậu tắm và chậu để tráng người cho trẻ. Tắm cho trẻ theo thứ tự như sau tránh bỏ sót lau cổ, hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng, sau đó mới đến đùi, mông (chú ý những nếp lằn mông và đùi) và bàn chân. Tiếp đến là vệ sinh bộ phận sinh dục rồi lau xuống phần hậu môn. Sau đó, tráng lại người cho bé bên chậu tráng. Tắm xong lau khô người cho bé, nếu rốn bị ướt hãy làm khô bằng cồn 70 độ, mặc áo, quấn tã cho bé tiếp sau đó mới gội đầu và lau vùng tai cho bé.

- Nếu tắm từng phần: Trường hợp bé yếu, đang ốm hay thời tiết quá lạnh nên tắm từng phần cho bé. Lau mặt từ khóe mắt vòng ra vành ra cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng và lưng. Sau đó, lau đến phần đùi, mông (chú ý các nếp lằn mông, đùi) và bàn chân. Tiếp đến, bạn lau bộ phận sinh dục bằng gạc mềm rồi lau xuống phần hậu môn. Chú ý khi lau không nên làm ướt rốn đã làm sạch. Lau xong cho bé làm khô người, mặc quần áo, quấn tã và ủ ấm người. Gội đầu cho bé sau khi ủ ấm.

Sau khi tắm xong, bạn hãy chăm sóc mắt cho bé. Sử dụng miếng gạc sạch thấm nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý lau mắt cho bé từ khóe mắt rồi đến đuôi mắt, mỗi bên sử dụng một gạc khác nhau không nên dùng chung một miếng gạc. 

Khi tắm cho trẻ sơ sinh bạn cần chú ý đến phần rốn của của bé nếu rốn bị sưng đỏ, chảy máu, chảy mủ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc da nhạy cảm cho bé

Cách chăm sóc da cho trẻ

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho trẻ cần được chú trọng. Việc chăm sóc da, chọn các sản phẩm da cho trẻ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Bạn nên chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác. Dù sự cọ xát là nhẹ nhưng lặp đi lặp lại cũng có thể khiến làn da trẻ bị trầy xước dễ dẫn đến viêm nhiễm. Sử dụng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hoặc dành cho làn da nhạy cảm để giặt đồ cho bé.  

- Hạn chế để da bé tiếp xúc với nước tiểu và phân: Hãy thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Chọn loại tã phù hợp với làn da của bé. Việc không thay tã thường xuyên và môi trường nóng ẩm có thể khiến da của bé bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Mỗi khi thay tã cho bé, bạn hãy rửa sạch vùng mặc tã với chất làm sạch nhẹ dịu và lau khô cho bé.

- Luôn giữ da bé ở độ ẩm thích hợp: Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều có thể khiến da bé mất nước. Bạn nên thoa kem dưỡng da cho trẻ ở những vùng da khô hay bong tróc.

Ngoài ra, bạn hãy cho trẻ tắm nắng hằng ngày để con có đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển. Việc phơi nắng cho trẻ sơ sinh còn giúp bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Theo dõi tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh trở nên khá phổ biến. Nhiều thống kê cho thấy 25 – 30% trẻ sinh đủ tháng và gần 100% trẻ sinh non, cân nặng dưới 1,5kg bị vàng da.

Trẻ sơ sinh bị vàng da rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân, tình trạng vàng da dễ gây ra các biến chứng do tình trạng nhiễm độc thần kinh dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề. Do đó, bạn cần đưa con đi khám ngay nếu thấy bé có các dấu hiệu vàng da.

Hãy lưu ý rằng tình trạng vàng da ở trẻ chỉ được coi là vàng da sinh lý nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

- Vàng da xuất hiện sau sinh 24 giờ.

- Bé bị vàng da và hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng.

- Vàng da ở mức độ nhẹ (chỉ ở vùng mặt, cổ, ngực).

- Chỉ vàng da và không có những triệu chứng bất thường khác như trẻ bị thiếu máu, gan lách to, bé bỏ bú, lừ đừ…

- Nồng độ billirubin/máu dưới 12mg% ở trẻ sinh đủ tháng và dưới 14mg% ở trẻ sinh thiếu tháng.

- Tốc độ tăng billirubin/máu không cao hơn 5mg% trong 24 giờ.

Nếu con bạn có bất thường với một vài yếu tố kể trên, tình trạng vàng da của bé được xem là vàng da bệnh lý, bé cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chỉ có thể điều trị được các trường hợp vàng da nhẹ nhưng sẽ giúp bạn theo dõi được mức độ vàng da của bé dễ dàng hơn.

Việc mang nặng đẻ đau là một việc cực kỳ khó khăn và chăm sóc trẻ sơ sinh càng khó hơn vạn lần, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ. Bài viết trên Mom Shin đã chia sẻ một số kiến thức để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như hiểu thêm về tâm lý của trẻ.

Bài viết liên quan
Trà Hoa Ngũ Cốc - Bí Quyết Sống Khỏe Từ Thiên Nhiên

Trà Hoa Ngũ Cốc - Bí Quyết Sống Khỏe Từ Thiên Nhiên

10 Thg 9 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Trà hoa ngũ cốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai loại trà được phái đẹp ưa chuộng là trà ngũ cốc và trà hoa. Không chỉ gây ấn tượng với hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ. Hãy cùng mom Shin khám phá rõ...

Mẹo sử dụng chè vằng đúng cách lợi sữa cho mẹ

Mẹo sử dụng chè vằng đúng cách lợi sữa cho mẹ

08 Thg 9 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Chè vằng là một loại thảo dược cực kỳ có lợi cho mẹ sau sinh, giúp kích thích sữa về nhiều hơn. Thế nhưng, sử dụng chè vằng như thế nào đúng cách? Bài viết này mom Shin sẽ chia sẻ rõ hơn để các mẹ tham khảo nhé.Công dụng tuyệt vời của chè vằng...

Bà bầu uống trà gạo lứt đậu đen được không?

Bà bầu uống trà gạo lứt đậu đen được không?

05 Thg 9 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Trà gạo lứt đậu đen rất tốt cho sức khoẻ nhưng với phụ nữ mang thai uống nước đậu đen có tốt không? Hãy để mom Shin giải đáp rõ hơn thắc mắc này để bạn tham khảo nhé.Uống nước đậu đen rang tốt cho sức khỏe cho phụ nữ mang thaiHỗ trợ cải thiện...

Những điều mẹ cần biết hết sản dịch bao lâu thì có kinh

Những điều mẹ cần biết hết sản dịch bao lâu thì có kinh

05 Thg 9 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Là chủ đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Hãy để mom Shin chia sẻ rõ hơn để nắm rõ một số thông tin hữu ích mẹ nhé. Cách để nhận biết sản dịch sau sinh Sau sinh, dịch từ buồng tử cung theo âm đạo chảy ra khi...

Top sữa tắm cho bà bầu mềm da, an toàn tốt nhất 2024

Top sữa tắm cho bà bầu mềm da, an toàn tốt nhất 2024

27 Thg 8 2024 / MẸ SHIN CHIA SẺ VIỆC Ở CỬ

Cơ thể của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm nên giai đoạn thai kỳ cần hạn chế sử dụng hoặc không dùng các loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, son phấn, sữa tắm… Bởi dù ít hay nhiều thì mỹ phẩm đều là dòng sản phẩm của hoá học có thể ảnh hưởng...

logo-lastmenu

© 2024 - 2024 CÔNG TY TNHH DƯỢC LIỆU MOM SHIN VIỆT NAM

Hổ trợ 24/7

Gọi ngay cho mẹ Shin theo số 0707.988.868 để được tư vấn miễn phí!

  • Mom Shin - Facebook
  • Mom Shin - Youtube
Social Zalo Zalo Social Tiktok Tiktok Social Youtube Youtube Social Facebook Facebook

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh

Mua thêm 1,000,000₫ để được miễn phí giao hàng trên toàn quốc.
Mom Shin - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán