Chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà có thể sẽ gặp một số khó khăn ở lần ở cữ đầu tiên khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Bài viết dưới đây Mom Shin sẽ chia sẻ kiến thức hữu ích nhất cho mẹ bỉm lần đầu ở cữ, cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà cùng Mom Shin nhé.
Cơ thể mẹ thay đổi thế nào sau khi sinh?
Cơ thể mẹ sau sinh thay đổi rất nhiều sau khi trải qua hành trình vượt cạn. Cụ thể:
- Tử cung thu hồi (Hay còn gọi là co hồi tử cung) là sự thay đổi của lớp niêm mạc, thân, cơ và cổ tử cung diễn ra ngay sau khi lấy nhau thai. Khi đó, tử cung sẽ co nhỏ lại tạo thành một khối cầu, đáy tử cung nằm ngay dưới rốn sản phụ. Sau ngày thứ 12 – 14, tử cung sẽ thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu.
- Đi vệ sinh khó khăn: Các mẹ sẽ có cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi vệ sinh. Trong một số trường hợp, nhiều mẹ thường gặp táo bón sau sinh gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong vài ngày sau sinh.
- Ngực tiết sữa: Khi ngực bắt đầu tiết sữa, cơ thể mẹ sẽ cảm thấy vòng 1 căng cứng, đau, sốt nhẹ ( 38 - 38,5 độ C) kèm theo các cơn nhức đầu, khó chịu. Tình trạng này thường sẽ kéo dài 24 - 48 giờ.
Cơ thể mẹ thay đổi thế nào sau sinh?
- Vòng bụng vẫn còn to: Do cơ bụng bị dãn ra trong suốt thai kỳ nên sau khi vượt cạn vòng bụng của mẹ gần như vẫn còn to như trong giai đoạn mang thai 5 - 6 tháng.
- Sản dịch: Trong những ngày đầu sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, sản dịch lẫn chất nhầy như máu cá loãng hơn. Sang ngày thứ 8 -12 sản dịch nhầy có màu trong, số lượng dịch ra cũng ít hơn.
- Đau vết mổ: Sau sinh, vết rạch mổ sẽ gây cho mẹ cảm giác đau khó chịu. Tuy nhiên, nếu mẹ có cảm giác đau tức nhiều hơn ở vết khâu thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
Cách chăm sóc thai phụ sau sinh tại nhà
Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi
Cơ thể mẹ sau sinh cần được chăm sóc đặc biệt để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ hoàn toàn. Mẹ cần được ngủ đủ giấc và nên ngủ ở tư thế duỗi thẳng chân, điều này sẽ giúp sản dịch được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Sau 6 giờ, mẹ bỉm nên ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng, việc này sẽ giúp phòng tránh bế sản dịch, mẹ cũng có thể nhờ người thân hỗ trợ nếu cảm giác mệt.
Vấn đề dinh dưỡng
Sau một lần đẻ, cơ thể người phụ nữ phải trải qua những cơn đau đớn tột cùng, vừa mất sức, vừa mất rất nhiều máu. Do đó, chế độ dinh dưỡng khoa học là cực kỳ quan trọng khi chăm sóc mẹ ở cữ sau sinh tại nhà.
Ngoài ra, mẹ bỉm nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, tránh kiêng khem quá nhiều. Việc cung cấp đa dạng các loại thực phẩm cũng giúp gọi sữa về nhiều,để bé nhận được dưỡng chất tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh.
Vấn đề về tinh thần
Sau sinh, trong vài ngày đầu tiên cơ thể mẹ bỉm có thể sẽ chưa quen với việc thức đêm nhiều hoặc các thay đổi trong cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi. Hơn nữa, hormone nữ liên tục thay đổi trong quá trình sinh nở khiến mẹ bỉm trở nên dễ gắt gỏng, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí dễ rơi vào trầm cảm sau sinh.
Những lúc thế này, mẹ bỉm rất cần sự chia sẻ, an ủi động viên từ chồng, người thân và gia đình để tình thần luôn cảm giác thoải mái nhất.
Vấn đề vệ sinh cá nhân
Sau sinh, sản dịch sẽ tiết ra khá nhiều, nên cơ thể người mẹ cần vệ sinh âm hộ ít nhất 3 lần mỗi ngày (hoặc hơn nếu dịch ra nhiều) vào sáng sớm, chiều và trước khi đi ngủ. Mẹ bỉm cũng cần phải thay băng thường xuyên. Bên cạnh đó, nước rửa cũng cần phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi hoặc nước ấm để giữ sức khoẻ.
Lần đầu làm bố mẹ có thể mang lại nhiều điều mới mẻ và bỡ ngỡ, khiến nhiều mẹ chưa kịp thích nghi hoặc chấp nhận. Vì vậy, việc nắm chắc cách chăm sóc mẹ ở cữ tại nhà là rất quan trọng. Điều này giúp cơ thể mẹ duy trì sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái nhất để chăm sóc bé yêu phát triển toàn diện nhất.