Mất sữa trở thành nỗi lo của nhiều mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, không phải là không có cách để kích sữa và phòng ngừa mất sữa… Bài viết này mom Shin muốn bật mí một vài kinh nghiệm lấy lại sữa mẹ mà các mom có thể tham khảo. Đừng bỏ qua nhé.
Mất sữa là gì?
Mất sữa được hiểu là tình trạng các tuyến sữa trong cơ thể người mẹ ngưng hoạt động, không tiết sữa như bình thường. Mất sữa có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ mất hẳn. Lúc này, nồng độ các hormone prolactin và oxytocin trong cơ thể thường ở mức khá thấp.
Mất sữa là gì?
Dấu hiện nhận biết mẹ bị mất sữa sau sinh
– Sữa không chảy khi bé bú, hút sữa, dùng tay nặn.
– Bầu ngực xẹp, lỏng lẻo
Cách lấy lại sữa mẹ đã mất nhất định không thể bỏ qua
Nếu rơi vào tình trạng mất sữa, trước tiên các mẹ đừng vội lo lắng bởi chúng ta hoàn toàn có thể kích sữa để sữa về như ban đầu bằng các cách dưới đây nhé.
Cách lấy lại sữa mẹ đã mất nhất định không thể bỏ qua
Tăng cường có trẻ bú mẹ trực tiếp
Cho con bú là một trong những cách kích thích tuyến sữa hoạt động cực kỳ hiệu quả. Khi bé bú, xúc cảm từ đầu vú truyền tới các xung thần kinh, từ đó kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone prolactin, oxytocin hơn. Như vậy, việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả, tiết ra nhiều hơn.
Uống nhiều nước
Nước chiếm đến hơn 80% thành phần của sữa mẹ. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng: Mẹ uống ít nước sẽ khiến sữa mẹ bị sụt giảm. Đặc biệt trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần cung cấp đủ nước, thậm chí phải nhiều hơn bình thường. Vì ngoài nuôi dưỡng cơ thể của chính mình, nước còn giúp tiết sữa mẹ.
Như vậy, mẹ uống dưới 2 lít nước mỗi ngày sẽ khiến lượng sữa tiết ra giảm dần. Điều này gây ra tình trạng sữa mẹ bị cặn trắng. Nhằm đảm bảo về cả chất lượng và lượng sữa tiết ra, mẹ cần đảm bảo uống ít nhất 2 đến 2,5l nước mỗi ngày.
Massage ngực thường xuyên
Massage ngực cực kỳ có lợi với những mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Khi massage đúng cách, tuyến sữa của mẹ sẽ được kích thích và thư giãn, giúp thông tắc tia sữa hiệu quả hơn. Ngoài ra, cách làm này còn giúp cơ thể mẹ có thể tiết ra nhiều hormone prolactin và oxytocin, kích thích tiết sữa nhiều hơn.
Chườm ấm ngực
Chườm ấm ngực còn giúp cho các nang sữa được giãn nở giúp ngăn ngừa tắc tia sữa hiệu quả. Cách làm vô cùng đơn giản khi mẹ chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm, nhúng khăn vào nước ấm rồi đắp trực tiếp lên ngực. Trong khi đắp, sử dụng tay liên tục massage bầu ngực cho mẹ. Sau đó, dùng tay ấn mạnh vào những vị trí bị tắc tia xem sữa có chảy ra không. Khi thấy sữa đã chảy ra, mẹ hãy cho bé bú trực tiếp để các tia sữa được khơi thông hoàn toàn.
Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới chất lượng sữa mẹ. Khi mẹ được bổ sung đầy đủ thì dưỡng chất trong sữa cũng được nâng lên. Theo khuyến cáo, mẹ sau sinh cần bổ sung các nhóm dưỡng chất sau:
+ Tinh bột: Giúp duy trì năng lượng một ngày của mẹ. Những thực phẩm giàu tinh bột, tốt cho sức khỏe mẹ nên ăn thường xuyên gồm: cơm, yến mạch, khoai lang, khoai tây,…
+ Chất đạm: Chất đạm chiếm khoảng 20 đến 30% năng lượng của cơ thể. Trong 6 tháng đầu sau khi sinh, nhu cầu chất đạm của người mẹ sẽ khoảng 78g/ngày. Sau 6 tháng, nhu cầu này giảm xuống chỉ còn khoảng 73g/ngày. Trong protein chứa nhiều amino axit quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Mẹ có thể bổ sung nhiều chất đạm qua các nhóm thực phẩm: gia cầm, cá, thịt đỏ, đậu, dầu thực vật,….
+ Chất béo: Chất béo là thành phần vô cùng quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ. Chất béo tạo ra nhiều AA và DHA, kích thích sự phát triển não bộ của bé trong giai đoạn đầu đời.
+ Vitamin và khoáng chất: Đây là hai thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin sẽ trở nên tươi trẻ hơn. Mẹ có thể bổ sung nhóm vitamin, khoáng chất qua các loại trái cây, rau củ quả, thịt,…
+ Nước: Nước là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Trong đó sữa mẹ, nước chiếm tới khoảng 87%. Như vậy, mỗi ngày mẹ đang cho con bú nên uống ít nhất từ 2 đến 2,5 lít nước. Bên cạnh đó, mẹ có thể uống một số loại nước giúp kích sữa như nước lá đinh lăng, bồ công anh, uống nước gạo lứt,…
Trên đây là những thông tin bật mí cho các mẹ cách lấy lại sữa mẹ đã mất. Mong rằng với những cách trên, mẹ sẽ xua tan nỗi lo mỗi khi sữa bị giảm hay mất hoàn toàn.